CHƯƠNG TRÌNH CHECK IN NHẬP HỌC – HÁI QUÀ MƠ ƯỚC
29/08/2022
Thời khoá biểu sinh viên hệ 9+
06/09/2022

Ngành cơ điện tử: Học gì, học ở đâu và cơ hội nghề nghiệp

Trong quá trình tư vấn tuyển sinh, có rất nhiều bạn thắc mắc “ngành Cơ điện tử là gì?”, cơ hội nghề nghiệp thế nào?… Hãy cùng tìm hiểu những thông tin về ngành học “hot” này ngay sau đây nhé!

Cơ điện tử là gì?

Cơ điện tử (Mechatronics Engineering) – lĩnh vực giao thoa giữa kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật điện, khoa học máy tính để tư duy trong thiết kế, chế tạo và vận hành máy móc, thiết bị thông minh. Đó là sự liên kết cộng năng của nhiều lĩnh vực để tạo ra những sản phẩm mới có những tính năng vượt trội.

Cuộc cách mạng công nghiệp đã làm thay đổi cách thức con người làm việc và kết nối, từ đó hình thành và phát triển lĩnh vực cơ điện tử. Dây chuyền tự động hóa, xe tự lái, robot, nhà thông minh… đều là ví dụ điển hình của ứng dụng kỹ thuật cơ điện tử trong đời sống.

Cơ điện từ – ngành học nhiều tiềm năng trong tương lai

Ngành cơ điện tử học gì?

Như tên của ngành học, cơ điện tử là sự kết hợp của “cơ chế” và “điện tử”. Chương trình công nghệ kỹ thuật cơ điện tử của cung cấp cho bạn nhiều kiến ​​thức và kỹ năng về:

  • Quá trình sản xuất: Các nguyên tắc điều khiển công nghiệp, bao gồm dụng cụ, mạch, linh kiện và kỹ thuật điều khiển.
  • Số liệu thống kê: Hệ thống điều khiển cơ điện tử và bộ điều khiển logic lập trình.
  • Vật lý thực tế: động lực học và công suất chất lỏng. Tính chất vật lý và hóa học của vật liệu dùng trong công nghiệp.
  • Các yếu tố thiết kế máy và động học: Điều khiển quá trình tự động hóa trong nhà máy.
  • Sản xuất tích hợp máy vi tính: Sinh viên được dạy cách kết hợp các thành phần điện và cơ khí để tạo ra các phát minh mới hoặc cải tiến các thiết kế hiện có. Bên cạnh đó, bạn còn rèn luyện kỹ năng lập trình và lý luận cơ học thông qua khóa kiến tập hè ở các dự án thực tế trong khu công nghiệp, doanh nghiệp và chính phủ.

Có thể nói rằng, học ngành Cơ điện tử bạn sẽ được học nhiều kiến thức và kỹ năng về hệ thống sản xuất tích hợp máy tính, hệ thống khí nén – thủy lực, hệ thống điều khiển nhúng, hệ thống đo lường và điều khiển thông minh; kiến thức về cảm biến, robot. Một số môn học chuyên ngành tiêu biểu trong chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật cơ điện tử  như: các hệ thống cơ điện tử, đo lường và dụng cụ đo, thiết kế hệ thống số, mạch giao diện máy tính, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, truyền động cơ khí, kỹ thuật vi điều khiển và ghép nối ngoại vi, điều khiển logic,…

Ngành cơ điện tử ra trường làm gì?

Cơ điện tử được dự đoán tạo ra thị trường tăng trưởng mạnh cùng nhiều việc làm mới trong tương lai gần. Vì thế, đây là một ngành đầy tiềm năng bởi sự đầu tư trong đào tạo, nhu cầu nhân lực cao và cơ hội việc làm rộng mở. Sinh viên tốt nghiệp ngành Cơ điện tử có nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn như:

  • Kỹ sư thiết kế, lập trình, vận hành, bảo trì các phần cứng, phần mềm điều khiển máy móc, thiết bị tự động, hệ thống sản xuất tự động;
  • Chuyên viên tư vấn về công nghệ, thiết kế, lập trình, thi công và chuyển giao các dây chuyền, hệ thống tự động;
  • Chuyên viên kỹ thuật cơ điện, phòng điều khiển, phòng công nghệ tự động điều khiển các dây chuyền sản xuất tự động trong các nhà máy;
  • Chuyên viên quản lý chuyên vận hành bảo trì các hệ thống điện tử công nghiệp, robot công nghiệp trong các dây chuyền sản xuất tự động;
  • Quản lý, giám sát kỹ thuật tại các doanh nghiệp;
  • Cố vấn, giảng viên hay nhà nghiên cứu chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực công nghệ cơ điện tử;

Các “ông lớn” trong ngành kỹ thuật cơ điện tử bạn chắc hẳn từng nghe đến như Canon, Casio, Citizen, Fujifilm, Fujitsu, Hitachi, Mitsubishi, Toshiba… Những tập đoàn này luôn chiêu mộ người tài trong lĩnh vực với mức lương cạnh tranh để phát triển tự động hóa các dây chuyền sản xuất linh kiện, máy móc. Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn trong lĩnh vực may mặc như Uniqlo cũng vận hành các cánh tay robot phân loại, đóng gói quần áo.

Học cơ điện tử ra trường có thể làm nhiều công việc khác nhau

Mức lương ngành cơ điện tử là bao nhiêu?

Với đặc thù ngành nghề, ngành cơ điện tử đòi hỏi bạn phải có kiến thức và tay nghề chuyên môn, cũng như tính chất công việc khá phức tạp nên chế độ đãi ngộ cho các vị trí công việc của ngành nghề này cũng khá cao so với các ngành nghề khác. Mức lương ngành cơ điện tử tùy theo bằng cấp, kinh nghiệm, vị trí chức vụ được đảm nhiệm như trợ lý, chuyên viên, trưởng phòng, quản lý, hay giám đốc và doanh nghiệp trong nước hay quốc tế, ví dụ:

Tại Việt Nam, sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm có mức lương khoảng từ 7 – 9 triệu/tháng, kỹ sư có 1+ năm kinh nghiệm đã có thể đạt được 14 – 20 triệu/tháng. Còn đối với vị trí quản lý – trưởng bộ phận, mức lương trung bình khoảng trên 20 triệu/tháng.

Học ngành cơ điện tử ở đâu?

Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa (CTECH) – môi trường đạo tạo sinh viên Cơ điện tử chuyên nghiệp. Với đội ngũ giảng viên được đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước. Giáo trình thường xuyên cập nhật theo xu hướng. Học tập đi đôi với thực hành. Nhà xưởng thực hành rộng rãi, trang bị nhiều thiết bị phục vụ học tập hiệu quả.

Sinh viên được thực tập, kiến tập ngay tại các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước như Nhật Bản – đất nước có ngành công nghiệp cơ điện tử phát triển hàng đầu.

Sinh viên được cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp với mức lương, chế độ đãi ngộ hấp dẫn trong nước và ngoài nước. Trường liên tục tuyển sinh, sinh viên và phụ huynh có nhu cầu tìm hiểu về ngành Cơ điện tử vui lòng liên hệ hotline 18006770 –  0903.431.486 hoặc tại website, Fanpage để được hỗ trợ.

Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa

Trụ sở chính: Văn Bình, Thường Tín, Hà Nội

Hotline: 1800 6770 hoặc 0903.431.486

Email: [email protected]

Website: ctech.edu.vn

1800 6770