Học chế tạo thiết bị cơ khí ra trường làm gì?
07/03/2022
Mức lương ngành Công nghệ thông tin lên tới hơn 400 triệu/ tháng
09/03/2022

Thông tin về ngành chế tạo thiết bị cơ khí

Đời sống hiện đại, xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa là tiền đề cho ngành chế tạo thiết bị cơ khí ra đời và phát triển. Điều này, tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tăng thêm thu nhập hơn. Vậy, ngành chế tạo thiết bị cơ khí là gì? Làm thế nào có thể theo đuổi nó, cơ hội nghề nghiệp ra sao? Hãy cùng chùng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Ngành chế tạo thiết bị cơ khí là gì?

Đúng như tên gọi chế tạo thiết bị cơ khí chính là ngành tạo ra các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong nhiều lĩnh vực­ khác nhau. Ngành này có ứng dụng thực tiễn cao trong cuộc sống, đặc biệt là trong thời đại mà “máy móc lên ngôi” thay thế sức lao động của con người.

Các kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí sẽ trực tiếp phụ trách vận hành các dây chuyền sản xuất chế tạo sản phẩm cơ khí. Đưa ra các giải pháp để tối ưu hóa hiệu suất của hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó mang lại lợi nhuận về kinh tế.

Các loại máy móc, vận dụng chúng ta sử dụng ngày nay đó là sự nỗ lực không ngừng trong cải tiến, phát triển các loại máy móc. Nhờ những sự cải tiến không ngừng của các kỹ sư cơ khí mà cuộc sống của chúng ta ngày càng phát triển hơn, tiết kiệm thời gian, sức lao đông, lao động tay chân.

Ngành chế tạo thiết bị cơ khí sẽ học những gì?

Theo đó, khi sinh viên học ngành chế tạo thiết bị cơ khí, bản chất đây là một ngành đặc thù, nên khi học, sinh viên sẽ được trang bị nhiều kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức liên quan đến chế tạo, cải tiến máy móc… Cụ thể sinh viên sẽ được trang bị các kỹ năng như:

Cơ khí chế tạo máy là một ngành đặc thù

Kỹ năng thiết kế chế tạo máy và chi tiết máy

Đây là kỹ năng cơ bản của bất cứ người kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí nào. Họ có thể thiết kế, chế tạo máy, các chi tiết máy móc, phục vụ sản xuất cải thiện đời sống cho cộng đồng.

Kỹ năng tự tổ chức, thực hiện sản xuất, gia công chi tiết máy

Những kỹ năng này giúp kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí có thể tạo ra được các dây chuyền sản xuất máy móc hiện đại, giúp tiết kiệm thời gian, nhân công, giảm bớt chi phí trong nhiều khâu từ đó sản phẩm tới tay người tiêu dùng chất lượng và giá thành sẽ hơp lý hơn.

Kỹ năng quản lý, điều hành các quá trình gia công, hệ thống sản xuất

Với kỹ năng này, các kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí trong tương lai có thể quản lý, giảm sát quá trình sản xuất trong dây chuyền sản xuất. Từ đó, giúp cho quá trình này diễn ra thuận lời hơn, đảm bảo hiệu quả sản xuất.

Kỹ năng vận hành, bảo hành, bảo trì máy móc, thiết bị cơ khí

Sinh viên học chế tạo thiết bị cơ khí còn được trang bị các kỹ năng giúp vận hành, bảo quản, bảo hành, bảo dưỡng các thiết bị cơ khí. Đảm bảo cho quá trình vận hành của dây chuyền diễn ra thuận lợi, không có sai sót.

Kỹ năng tìm lời giải qua các bước phân tích, công cụ hỗ trợ

Với kỹ năng này cho phép người kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí có thể cải tiến máy móc để có thể nâng cao năng suất, độ bền, kéo dài thời gian sử dụng.

Sinh viên ngành chế tạo thiết bị cơ khí ra trường làm nghề gì?

Với các kiến thức, kỹ năng được trang bị đến cơ khí chế tạo máy sẽ giúp sinh viên có thể nhanh chóng bắt nhịp với công việc sau khi ra trường. Theo đó, sinh viên học ngành chế tạo thiết bị cơ khí ra trường có thể làm nhiều công việc khác nhau như:

Chế tạo thiết bị cơ khí có thể làm việc ở nhiều vị trí khác nhau

Làm việc tại các nhà máy sản xuất

Tại các nhà máy sản xuất, xưởng sản xuất, doanh nghiệp, các kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất các loại máy móc trong các ngành nghề khác nhau. Ví dụ như kỹ sư lập trình gia công CNC phục vụ sản xuất, gia công chi tiết máy, kiểm tra bản thiết kế, theo dõi quy trình vận hành của hệ thống máy móc, dây chuyền và lập báo cáo,…

Làm việc ở phòng kỹ thuật

Đây là nơi nghiên cứu, phát triển đưa ra các giải pháp về kỹ thuật,… nhằm cải tiến, gia tăng hiệu quả làm việc cho các loại máy móc. Chúng ta có thể làm các công việc như phân tích, thiết kế chi tiết máy, lập quy trình công nghệ, hỗ trợ tư vấn kỹ thuật,…

Giám sát lắp đặt, sửa chữa máy móc

Công việc này khá linh hoạt bởi không có nơi làm việc cụ thể. Vai trò lúc này của các kỹ sự chế tạo thiết bị cơ khí đó là giám sát quá trình lắp đặt các thiết bị, dây chuyền sản xuất ở nhà máy, bảo trì, bảo dưỡng máy, tổ chức quản lý thi công…

Vận hành dây chuyền

Kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí còn tham gia vào khâu vận hành các dây chuyền sản xuất tại các nhà máy.

>>>>>Xem thêm: Học chế tạo thiết bị cơ khí ra trường làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ngành chế tạo thiết bị cơ khí

Hiện nay, ngành chế tạo thiết bị cơ khí là ngành đang được đánh giá rất có tiềm năng, nó còn phát triển lâu dài. Do đó, chỉ cần bạn là người đáp ứng được các yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, tinh thần làm việc, chắc chắn bạn sẽ tìm được công việc với mức thu nhập “khủng”.

Xu thế toàn cầu hóa hiện nay, thì nhu cầu về chất lượng lao động cũng vì thế mà gia tăng. Những lao động được đào tạo, có chuyên môn, tay nghề sẽ dần thay thế lao động chân tay. Chính vì thế, đây chính là cơ hội lớn dành cho nhưng kỹ sư chế tạo thiết bị cơ khí được đào tạo bài bản trong tương lai.

Việc quyết định chọn học ngành chế tạo thiết bị cơ khí là nằm ở bản thân mỗi người. Tuy nhiên, nếu đã quyết định bạn cần có sự quyết tâm, nỗ lực, cần cù chịu khó. Nếu quyết tâm đã đủ lớn thì còn chần chừ gì nữa mà không chọn đăng ký xét tuyển ngay để trở thành sinh viên CTECH. Mọi thông tin về tuyển sinh, hồ sơ, xét tuyển vui lòng liên hệ hotline 18006770 (miễn cước).

>>>>> Xem thêm: Một số câu hỏi về CTECH

1800 6770