Với nền văn hóa mang tính cộng đồng cao, nên tâm lý chung dễ bắt gặp ở người Việt là cách cư xử và sinh hoạt theo đám đông, ngại thay đổi hay bứt phá. Điều đó vô tình đã tạo nên hệ quả là chúng ta đang dậm chân tại chỗ và thụt lùi khá xa trong nhiều lĩnh vực với các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là mảng đào tạo nguồn nhân lực.
Lấp đầy vùng trũng kỹ năng
Mặc dù được thiên nhiên ưu ái nhiều tiềm năng về tài nguyên, khoáng sản nhưng Việt Nam vẫn nằm trong “vùng trũng” của khu vực ASEAN vì chưa khai thác hết các giá trị kinh tế cũng như thiếu đội ngũ nhân lực lành nghề. Bài toán con người này ngày càng đè nặng lên các nhà chức trách hơn bao giờ hết khi Việt Nam đã chính thức là thành viên của WTO (Tổ chức Thương mại thế giới). Làm sao để không thua ngay trên sân nhà? Làm sao để nguồn nhân lực trẻ của đất nước có thể “đi tắt, đón đầu” làn sóng hội nhập? Đây là những câu hỏi được những nhà quản lý đặt ra nhằm tìm hướng đi phù hợp nhất dành cho thị trường lao động Việt Nam trong thời gian tới.
Hiện nay, bức tranh nguồn lao động của nước ta phân tầng với sự chênh lệch rất rõ nét, hiện trạng “thừa thầy thiếu thợ” đang khiến cho cán cân lao động cả nước lệch khá nhiều so với ước đoán. Do vậy, để chuyển dịch cán cân lao động cho phù hợp với tình hình thực tế, hàng loạt chính sách đào tạo nguồn nhân lực đã được điều chỉnh, trong đó đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu đào tạo lao động có kỹ năng song song với tay nghề, nắm bắt những yêu cầu mới của nền kinh tế đất nước. Chính điều này đã khiến cho các bạn trẻ cùng nhiều bậc phụ huynh bắt đầu có những hướng đi mới táo bạo hơn trong việc chọn trường, chọn nghề trong tương lai.
Rẽ lối để thành công
Năm 2020 Bộ Giáo dục tiếp tục triển khai phương thức tuyển sinh “một cửa” (lấy điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển ĐH, CĐ). Đã ghi nhận nhiều hướng đi mới mẻ của các em học sinh. Chọn lựa học những ngành học gắn liền với tay nghề được ưu tiên hàng đầu vì phù hợp với định hướng phát triển phân tầng lao động phổ thông của đất nước.
Nắm bắt được xu hướng ngành nghề chung hiện nay, Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa (CTECH) đã mạnh dạn cải tiến chương trình đào tạo bắt kịp với xu thế, gia tăng hợp tác quốc tế, đem đến cho sinh viên kỹ năng lành nghề lẫn khả năng ngoại ngữ tốt, đáp ứng với tiêu chuẩn chung của đất nước. Với lộ trình đào tạo tại CTECH, các em sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí, tập trung phát triển nghề nghiệp phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân.
CTECH tập trung đào tạo các nhóm ngành “nóng” như: Tiếng Nhật, Tin học Ứng dụng Phần mềm,Thiết kế Đồ họa, Du lịch, Công nghệ Ô tô, Chế tạo Thiết bị Cơ khí, Cắt gọt Kim loại theo tiêu chuẩn của Nhật.
Điều đặc biệt, sinh viên CTECH sau khi tốt nghiệp được cam kết về việc làm. Năm 2019, CTECH trở thành thành viên của Hải Phong Group – đơn vị hoạt động trong lĩnh vực: phái cử nhân lực chất lượng cao Việt Nam sang Nhật Bản; tư vấn đầu tư, tư vấn phát triển dự án, nông nghiệp công nghệ cao; chăm sóc người cao tuổi; phân phối, bảo dưỡng ô tô và giáo dục – đào tạo. Nhà trường cam kết 100% sinh viên tốt nghiệp có việc làm, cơ hội làm việc tại các công ty thành viên Hải Phong Group hoặc làm việc tại hơn 250 doanh nghiệp Nhật Bản đang hợp tác cùng Hải Phong.
Tại CTECH, việc thu hút được sinh viên không chỉ bởi trường đào tạo nhiều ngành nghề đáp ứng theo yêu cầu của xã hội hiện đại; đội ngũ giáo viên giảng dạy tốt; cơ hội học tập và làm việc tại Nhật Bản,…mà còn bởi CTECH luôn quan tâm đến việc làm của các sinh viên sau khi ra trường. Mong rằng qua bài viết, các học sinh khối 12 sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về các ngôi trường cũng như nghề nghiệp trong tương lai, từ đó lựa chọn cho mình một con đường phù hợp nhất.