Ai cũng mong muốn mình có thể may mắn nhận được kết quả thi THPT Quốc gia với kết quả cao như mong đợi, đỗ được vào ngôi trường và nguyện vọng mình mong muốn. Tuy nhiên, thực tế đôi khi lại không được như vậy, khi mà kết quả thi tốt nghiệp không được như mong đợi thì phải làm sao? Đây là điều mà bất kì sĩ tử nào vừa trải qua kỳ thi khốc liệt vừa rồi không mong mình gặp phải, tuy nhiên nếu điều đó xảy ra thì không có nghĩa là cánh của tương lai của các cậu đã đóng lại. Thay vì thu mình, bi quan, thất vọng, tự ti và liên tục tự vấn bản thân trước kết quả, Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa (CTECH) mách bạn những cách sau để vượt qua được tình huống này nhé!
1) Xem xét lại các nguyện vọng của mình, ưu tiên cho ngành học và trường học mình thực sự yêu thích.
Năm 2021, có một điểm mới, đáng chú ý, có lợi cho các bạn học sinh khi Bộ đã ban hành Thông tư số 16/2021/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học là sau khi có kết quả thi Tốt nghiệp Trung học phổ thông, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng tối đa 3 lần trong thời gian quy định bằng phương thức trực tuyến. Trong khi năm 2020, thí sinh chỉ được điều chỉnh nguyện vọng một lần. Vì vậy, đây là lợi thế mà thí sinh cần tận dụng. Ngoài so điểm chuẩn với năm ngoái, các bạn cũng nên xem xét phổ điểm chung năm nay để ước lượng ngưỡng điểm của mình, từ đó có sự điều chỉnh đúng đắn để tăng tối đa khả năng đỗ vào ngành học và ngôi trường mình mong muốn.
Nếu trong trường hợp điểm thi của các sĩ tử chênh lệch quá nhiều so với dự kiến, các bạn nên xem xét điều chỉnh lại nguyện vọng đã đăng ký. Các bạn vẫn nên dành nguyện vọng ưu tiên cho trường và ngành mà mình yêu thích (dù kết quả có sự chênh lệch), tiếp đó là các nguyện vọng ngành học mình yêu thích ở các trường uy tín có mức điểm vừa phải, phù hợp với số điểm bản thân. Và cuối cùng tất nhiên là nguyện vọng của các trường thường có điểm chuẩn thấp hơn kết quả thi THPT Quốc gia năm nay của bạn để đảm bảo khả năng trúng tuyển cho bản thân. Việc điều chỉnh nguyện vọng này là một việc làm cực cần thiết khi kết quả của các thí sinh không như ý để có thể vừa đảm bảo việc được học Đại học vừa đúng ngành và lĩnh vực mình yêu thích.
Bên cạnh đó, các bạn có thể linh động thay đổi tổ hợp môn xét tuyển theo điểm số thực tế. Nghĩa là ví dụ như ban đầu, khi làm thủ tục đăng ký dự thi THPT, các sĩ tử 2k3 chọn khối A, tuy nhiên khi kết quả trả ra bạn có kết quả cao hơn ở khối A1, thì các bạn có thể cân nhắc thay đổi tổ hợp môn dựa trên điểm thi thực tế để có thể tận dụng được tổ hợp môn có số điểm cao nhất để tăng khả năng trúng tuyển của mình.
2) Xét tuyển học bạ
Ngoài phương thức xét kết quả thi THPT Quốc gia như thông thường, các bạn có thể chọn thêm phương thức xét tuyển cũng là giải pháp hiệu quả để tăng thêm cơ hội vào đại học. Mỗi năm, có rất nhiều trường áp dụng phương thức xét tuyển học bạ trong đó có Trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa (CTECH) và đây là hình thức được rất nhiều thí sinh quan tâm và chọn lựa. Nếu các thí sinh có bảng học bạ đẹp trong 3 năm cấp 3 thì việc các trường tuyển sinh vào hiện nay có khả năng rất cao. Nhiều trường chất lượng tốt cũng vẫn xét tuyển học bạ cho các thí sinh có năng lực nhưng không may bị điểm thấp trong kỳ thi THPT Quốc gia 2021.
Năm 2021, trường Cao đẳng Kỹ thuật – Công nghệ Bách Khoa (CTECH) xét tuyển theo 2 hình thức sau đây:
Thí sinh hoàn thành chương trình THPT và có 03 môn xét tuyển thuộc nhóm các môn trong tổ hợp bộ môn xét tuyển
Mã tổ hợp bộ môn xét tuyển:
– D01: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh
– D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
– D03: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Pháp
– D04: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Trung
– D05: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Đức
– D06: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nhật
– K01: Toán, Tiếng Anh, Tin Học
– A00: Toán, Vật Lý, Hóa Học
Các thí sinh xét tuyển học bạ cần chú ý chỉ tiêu xét tuyển và thời gian nhận hồ sơ. Lưu ý mà CTECH muốn gửi đến bạn khi xét học bạ là chú ý đến chương trình học để đảm bảo bạn sẽ theo được và có hứng thú với ngành mình học. Đừng để xét học bạ bằng khối D nhưng vào học lại phải học lại từ đầu Lý, Hóa, Sinh, thực sự nản và rất mệt mỏi đó!
3) Học để năm sau thi lại
Nếu các bạn vẫn rất mong muốn được đỗ vào ngôi trường mơ ước mà kết quả thi hiện tại không thể đáp ứng được điều đó, bạn có thể nghĩ đến việc ôn thi để năm sau thi lại. Việc bắt đầu học muộn hơn một năm không phải là một vấn đề quá quan ngại, mỗi người đều có một đồng hồ thời gian thành công của riêng mình. Tuy nhiên, nếu lựa chọn ôn thi lại, các thí sinh sẽ cần chuẩn bị tâm lý thật vững vàng cùng quyết tâm cao độ vì quá trình này sẽ rất khó khăn. Em sẽ không có bạn bè xung quanh bên cạnh cùng lấy động lực cùng tiến, cùng ôn thi, không những vậy, việc không phải lên lớp nữa dễ dàng làm cậu mệt mỏi, xao nhãng.
Một trong những áp lực lớn nhất của học lại là Peer Pressure – áp lực nhìn bạn bè của mình đang trưởng thành. Nếu bạn nghĩ mình có đủ quyết tâm ôn thi trong khi nhìn các bạn của mình đang bước đến năm 1, năm 2, học lại sẽ là một lựa chọn không tồi.
Nếu chọn thi lại, bạn cũng có thể sử dụng thời gian của mình vừa ôn thi vừa tham gia các hoạt động ngoại khóa để bắt đầu tích lũy dần các kinh nghiệm cho mình. Nhưng hãy nhớ chắc chắn với mục tiêu quan trọng nhất hiện tại của mình nhé!
Các sĩ tử ơi, các bạn đã làm hết sức của mình rồi. Vì vậy, dù kết quả có ra sao bạn cũng nên tự hào vì bản thân mình đã kiên trì, nghị lực vượt qua được một kỳ thi đầy căng thẳng trong tình hình dịch bệnh một cách an toàn. Cố gắng thả lỏng bản thân, thư giãn và cố gắng đừng suy nghĩ tiêu cực. Mong các bạn luôn nhớ khi một cánh cửa khép lại sẽ luôn có một cánh của khác được mở ra, chỉ cần bạn luôn lạc quan và tin tưởng vào bản thân.