Ngành Chế tạo thiết bị cơ khí luôn được coi là trái tim của quá trình công nghiệp hóa và đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, dự báo là ngành mũi nhọn trong tương lai. Theo số liệu Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2019 số vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam đã lên đến 38,02 tỷ USD, trong đó có đến 64,6% tổng vốn đầu tư tập trung cho lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo. Trong tương lai, nhu cầu nhân lực ngành này sẽ tăng cao, tạo nhiều cơ hội việc làm cho người học.
1) Ngành chế tạo thiết bị cơ khí là gì?
Ngành Chế tạo thiết bị cơ khí là ngành tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như máy móc và thiết bị sản xuất, ô tô, máy bay, các phương tiện giao thông khác và các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, … Ngành có vai trò tham gia trong hoạt động sản xuất thực tế, nơi các kỹ sư Chế tạo thiết bị cơ khí tham gia việc vận hành toàn bộ quy trình chế tạo ra các sản phẩm cơ khí, đồng thời tối ưu hóa quá trình sản xuất đảm bảo tính hiệu quả, tính kinh tế nhất có thể.
2) Sinh viên được học những gì?
3) Học ngành chế tạo thiết bị cơ khí ra trường làm gì?
Sau khi tốt nghiệp, người học sẽ có đủ trình độ văn hóa, kỹ thuật và năng lực thực hành, có đủ khả năng và kiến thức để thực hiện các nhiệm vụ như:
– Vận hành được các thiết bị cơ khí
– Sản xuất, lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng các sản phẩm cơ khí, máy và dây chuyền thiết bị công nghiệp;
– Chế tạo chi tiết máy;
– Thiết kế và lên bản vẽ các loại máy móc, thiết bị cho sản xuất;
– Lập trình gia công máy CNC;
– Tham gia gia công sản phẩm tiện, phay, hàn… làm việc tại các cơ sở sản xuất chế tạo, kinh doanh thuộc lĩnh vực cơ khí
– Tham gia lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các nhà máy Thủy điện, Nhiệt điện, các công trình có liên quan
– Ngoài ra có thể làm việc tại phòng thiết kế, kỹ thuật, dự án ở những viện nghiên cứu, nhà máy, công ty cơ khí, công trình
4) Cơ hội việc làm của ngành chế tạo thiết bị cơ khí
Việc Việt Nam gia nhập vào các tổ chức kinh tế – chính trị thế giới đã tạo điều kiện rất lớn cho sự phát triển rộng mở ngành cơ khí nói chung và chuyên ngành Chế tạo thiết bị cơ khí nói riêng.
Bên cạnh đó, việc Việt Nam vượt Thái Lan và Philippines để trở thành trung tâm sản xuất của ASEAN (báo cáo của ngân hàng Natixis – Pháp), thay thế Trung Quốc là đòn bẩy lớn nhất, quan trọng nhất quyết định tiềm năng, cơ hội việc làm cho ngành, ưu tiên những lao động có kỹ năng và được đào tạo bài bản.
Chưa hết, việc đầu tư các cơ sở sản xuất lớn của các tập đoàn kinh tế, các công ty nước ngoài vào Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…cũng mở ra cơ hội nghề nghiệp cho ngành cơ khí chế tạo máy.
5) Mức lương ngành Chế tạo thiết bị cơ khí
Ngành Cơ khí chế tạo có mức lương cạnh tranh, tùy thuộc vào vị trí công tác và năng lực chuyên môn. Mức lương phổ biến của ngành dao động trong khoảng 8 ÷ 20 triệu.Cụ thể, lương khởi điểm dao động từ 8-12 triệu đồng, kinh nghiệm 1-2 năm lương dao động từ 12-20 triệu đồng.
Với những bạn trẻ yêu nghề, có kiến thức chuyên ngành, có sức khỏe, sự đam mê, không ngừng tích lũy kinh nghiệm,… chắc chắn sẽ tìm được một công việc phù hợp với khả năng và sở thích của bản thân, có cơ hội phát triển và thăng tiến nhanh trong sự nghiệp.
Vì vậy, nếu đã, đang và sẽ có ý định theo học ngành Chế tạo thiết bị cơ khí, bạn hoàn toàn có thể yên tâm và tin tưởng vào tương lai của ngành nghề này sau tốt nghiệp.